Danh mục sản phẩm
Hỗ trợ trực tuyến
Đối tác
Tin tức
Ông hoàng vật lý Stephen Hawking qua đời
14/03/2018
Nhà vật lý lý thuyết và vũ trụ học thiên tài người Anh Stephen Hawking vừa qua đời, hưởng thọ 76 tuổi.
Stephen Hawking, ngôi sao sáng nhất trên bầu trời khoa học với tầm nhìn giúp định hình ngành vũ trụ học hiện đại và truyền cảm hứng cho hàng triệu người trên thế giới, đã qua đời ở tuổi 76 tại nhà riêng ở Cambridge, Anh, theo Guardian. Gia đình ông đưa thông báo xác nhận nhà khoa học từ trần sáng nay.
Trong thông báo, các con của Hawking là Lucy, Robert và Tim viết: "Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin người cha yêu quý của chúng tôi đã qua đời hôm nay. Ông là một nhà khoa học vĩ đại và một người đàn ông phi thường. Những công trình và di sản mà ông để lại sẽ còn tồn tại mãi trong nhiều năm tới. Lòng dũng cảm, kiên trì, trí thông minh và khiếu hài hước của ông đã truyền cảm hứng cho mọi người trên khắp thế giới. Ông từng nói: 'Vũ trụ sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu đó không phải nhà của những người bạn yêu thương'. Chúng tôi sẽ nhớ mãi về ông".
"Từ sau Albert Einstein, chưa có nhà khoa học nào thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng và được hàng chục triệu người trên thế giới yêu mến như thế", Michio Kaku, giáo sư vật lý lý thuyết ở Đại học New York, chia sẻ về Hawking trong một bài phỏng vấn.
Tiến sĩ Hawking là tác giả cuốn sách "Lược sử thời gian: Từ vụ nổ Big Bang đến hố đen", xuất bản năm 1988. Cuốn sách bán được hơn 10 triệu bản và là nguồn cảm hứng cho bộ phim tài liệu của Errol Morris. Bộ phim năm 2014 về cuộc đời của Hawking mang tên "Thuyết vạn vật" (The Theory of Everything) nhận được nhiều đề cử Oscar và diễn viên Eddie Redmayne thủ vai tiến sĩ Hawking đoạt giải Oscar dành cho nam chính xuất sắc nhất.
Năm 1963, khi còn là nghiên cứu sinh cao học, tiến sĩ Hawling phát hiện ông mắc bệnh teo cơ tủy, một căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên còn gọi là bệnh Lou Gehrig, một căn bệnh phá hủy hệ thống neuron thần kinh của cơ thể. Các bác sĩ chẩn đoán ông chỉ có thể sống thêm hai năm.
Tuy nhiên, dạng bệnh Hawking mắc phải tiến triển chậm hơn bình thường, nhờ đó ông đã sống tiếp hơn nửa thế kỷ. Căn bệnh làm giảm khả năng kiểm soát cơ thể của Hawking, khiến ông chỉ có thể động đậy ngón tay và cử động mắt, nhưng không ảnh hưởng đến trí tuệ và khả năng tư duy của ông. Tiến sĩ Hawking đã trở thành nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu lực hấp dẫn và những đặc tính của hố đen, những hố trọng lực không đáy sâu và đặc đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.
Trong thông báo, các con của Hawking là Lucy, Robert và Tim viết: "Chúng tôi vô cùng thương tiếc báo tin người cha yêu quý của chúng tôi đã qua đời hôm nay. Ông là một nhà khoa học vĩ đại và một người đàn ông phi thường. Những công trình và di sản mà ông để lại sẽ còn tồn tại mãi trong nhiều năm tới. Lòng dũng cảm, kiên trì, trí thông minh và khiếu hài hước của ông đã truyền cảm hứng cho mọi người trên khắp thế giới. Ông từng nói: 'Vũ trụ sẽ không có ý nghĩa gì nhiều nếu đó không phải nhà của những người bạn yêu thương'. Chúng tôi sẽ nhớ mãi về ông".
"Từ sau Albert Einstein, chưa có nhà khoa học nào thu hút nhiều sự quan tâm của công chúng và được hàng chục triệu người trên thế giới yêu mến như thế", Michio Kaku, giáo sư vật lý lý thuyết ở Đại học New York, chia sẻ về Hawking trong một bài phỏng vấn.
Tiến sĩ Hawking là tác giả cuốn sách "Lược sử thời gian: Từ vụ nổ Big Bang đến hố đen", xuất bản năm 1988. Cuốn sách bán được hơn 10 triệu bản và là nguồn cảm hứng cho bộ phim tài liệu của Errol Morris. Bộ phim năm 2014 về cuộc đời của Hawking mang tên "Thuyết vạn vật" (The Theory of Everything) nhận được nhiều đề cử Oscar và diễn viên Eddie Redmayne thủ vai tiến sĩ Hawking đoạt giải Oscar dành cho nam chính xuất sắc nhất.
Năm 1963, khi còn là nghiên cứu sinh cao học, tiến sĩ Hawling phát hiện ông mắc bệnh teo cơ tủy, một căn bệnh xơ cứng teo cơ một bên còn gọi là bệnh Lou Gehrig, một căn bệnh phá hủy hệ thống neuron thần kinh của cơ thể. Các bác sĩ chẩn đoán ông chỉ có thể sống thêm hai năm.
Tuy nhiên, dạng bệnh Hawking mắc phải tiến triển chậm hơn bình thường, nhờ đó ông đã sống tiếp hơn nửa thế kỷ. Căn bệnh làm giảm khả năng kiểm soát cơ thể của Hawking, khiến ông chỉ có thể động đậy ngón tay và cử động mắt, nhưng không ảnh hưởng đến trí tuệ và khả năng tư duy của ông. Tiến sĩ Hawking đã trở thành nhà khoa học tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu lực hấp dẫn và những đặc tính của hố đen, những hố trọng lực không đáy sâu và đặc đến mức ngay cả ánh sáng cũng không thể thoát ra.
Có thể bạn quan tâm
Lãnh đạo Đảng cho hay việc Tổng bí thư được giới thiệu bầu Chủ tịch nước là tình huống, không phải cơ chế kiêm nhiệm hoặc nhất thể hóa. Sáng 8/10, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng tổ đại biểu Quốc...
08/10/2018
Ngày 8/10, HĐND TP HCM khóa IX họp bất thường (kỳ họp thứ 10) để xem xét một số tờ trình về triển khai cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP HCM theo Nghị quyết 54 của Quốc hội.
08/10/2018
Ngày 8/10, ông Nguyễn Văn Chính - Chủ tịch UBND xã Hòa Chính (huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cho biết, thành phố vừa đồng ý chủ trương cho địa phương bán đấu giá cây sưa đỏ trong khuôn viên chùa Phụ Chính.
08/10/2018
Sau ba giờ thảo luận tại kỳ họp bất thường, HĐND TP HCM thông qua dự án đầu tư xây dựng nhà hát tại Khu đô thị Thủ Thiêm.
08/10/2018